Đăng nhập

Tên đăng nhập

Mật khẩu

Tàu đang làm hàng
  • HIỀN ANH 688
    11:00 - 20/03/2023 06:00 - 24/03/2023
    Tàu hàng; Bến số 1
  • ĐÔNG BẮC 22-07
    10:45 - 21/03/2023 06:00 - 24/03/2023
    Tàu hàng; Bến số 1
  • ĐỨC TRÍ 189
    17:45 - 21/03/2023 06:00 - 24/03/2023
    Tàu hàng; Bến số 1
  • THÀNH NAM 68
    16:00 - 22/03/2023 08:00 - 24/03/2023
    Tàu hàng; Bến số 2

Tin tức & sự kiện nổi bậtXem thêm

  • http://chanmayport.com.vn//media/images/chanmay/tintuc/tinnoibat/2022/haianview/DSC_8129.jpg Tuyến hàng container đầu tiên cập cảng Chân Mây, mở ra dịch vụ vận tải mới

    Sáng ngày 25/12 tại Bến số 2 - Cảng Chân Mây, Công ty cổ phần Cảng Chân Mây phối hợp với Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An tổ chức đón tuyến hàng container đầu tiên cập cảng Chân Mây, đánh dấu việc mở ra dịch vụ vận tải mới, góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, kết nối cảng biển Chân Mây với các bến cảng nội địa và quốc tế.  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương phát biểu tại lễ khai trương Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cho biết, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng; là bước khởi đầu tạo bước đột phá, góp phần thúc đẩy, phát triển cho Cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế; tạo môi trường thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn Khu vực Bắc Miền Trung (từ Thừa Thiên Huế - Quảng Bình) và nước bạn Lào; tạo động lực, diện mạo mới cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hoan nghênh, ghi nhận Công ty cổ phần Vận tải và xếp dỡ Hải An đã tiên phong quyết định mở tuyến, trở thành hãng tàu đầu tiên đưa tàu container vào cảng Chân Mây; góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, kết nối cảng biển Chân Mây với các bến cảng nội địa và quốc tế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, Cảng Chân Mây sớm hoàn thành các hạng mục, lộ trình đầu tư bổ sung các dịch vụ và có giải pháp hiện đại hóa trong tổ chức sản xuất, giao nhận hàng hóa, phục vụ các hãng tàu, khách hàng xuất nhập khẩu với chất lượng cao. Cùng với đó, Cảng cần tổ chức tốt dịch vụ logistic để góp phần giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp. Ban Quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh, các Sở, ban ngành liên quan cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các hãng tàu, doanh nghiệp vận tải và đối tác cùng hợp tác, chung tay xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kết nối vùng, liên kết vùng và là trung tâm kết nối chuỗi cung ứng dịch vụ logistics cho miền Trung. Cảng Chân Mây đón chuyến tàu container đầu tiên Hải An View với sức chứa 1.577 TEU, mở ra tuyến dịch vụ vận tải container Hải Phòng - Chân Mây - thành phố Hồ Chí Minh, định tuyến 2 chuyến/tuần. Ông Dương Bá Hòa - Chủ tịch HĐQT Công ty phát biểu tại buổi Lễ Phát biểu tại buổi Lễ, ông Dương Bá Hòa - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cảng Chân Mây cho hay, sự kiện khai trương tuyến container khẳng định tiềm năng và lợi thế của cảng Chân Mây. Cảng đã đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục hệ thống hạ tầng, dịch vụ đáp ứng khai thác hàng container. Hiện tại, trang thiết bị, công cụ dụng cụ và kho bãi giai đoạn đầu đã sẵn sàng để phục vụ khai thác, xếp dỡ đảm bảo các tiêu chí khai thác hàng container, đáp ứng yêu cầu của hãng tàu về an toàn và năng suất. Việc triển khai dịch vụ container, mở đường định tuyến nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm thiểu chi phí logistics, tiết kiệm được thời gian, góp phần mang lại sự thành công cho các doanh nghiệp. Trong thời gian đến, Cảng Chân Mây đã có chủ trương đầu tư mở rộng diện tích kho bãi chứa container đồng thời tiếp tục nghiên cứu đầu tư các thiết bị chuyên dụng, ứng dụng các phần mềm quản lý khai thác cảng, khai thác hàng container,… để nâng cao năng suất đáp ứng các tiêu chí của các hãng tàu. Song song đó, tiếp tục xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực đủ đáp ứng khai thác hàng container khi lượng tàu và hàng hóa gia tăng. Cảng Chân Mây hội đủ điều kiện để phát triển, trở thành Cảng đón được các cỡ tàu du lịch mới nhất và lớn nhất thế giới. Mục tiêu phát triển thời gian tới là đón tàu container, tàu hàng có trọng tải đến 70.000DWT; đồng thời xây dựng khu chuyển tải 200.000DWT, khu DEPOT, kho ngoại quan, kho chuyên sử dụng cho việc nhập hàng lẻ xuất nhập khẩu (CFS). Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo 2 doanh nghiệp và các đại biểu ấn nút khai trương tuyến container tại cảng Chân Mây

  • http://chanmayport.com.vn//media/images/chanmay/tintuc/tinnoibat/2022/baochinhphu/vg-1671508853989830458209.jpg Phát huy tiềm năng, lợi thế của biển để đưa Thừa Thiên Huế phát triển lên tầm cao mới

    (Chinhphu.vn) - Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi, triển vọng hình thành phát triển ngành kinh tế biển mạnh gắn với xây dựng trung tâm kinh tế biển có tầm mức quốc tế cao của quốc gia. Cảng Chân Mây có vị trí quan trong trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Thừa Thiên Huế Kinh tế biển và đầm phá: Động lực phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc khu vực vùng biển và ven biển Trung Trung Bộ với 128 km chiều dài bờ biển tiếp cận với ngư trường biển Đông. Tỉnh có vị trí cửa ngõ thông thương ra biển của tuyến hành lang xuyên Á Đông – Tây qua Bắc Thái Lan – Nam Lào – Miền Trung Việt Nam, một cửa ngõ ra biển của khu vực Bắc Tây Nguyên; lợi thế kết nối, giao lưu kinh tế thương mại, hàng hải ba miền Bắc – Trung – Nam, kết nối hình thành vành đai kinh tế ven biển động lực phát triển Miền Trung. Vùng đầm phá Tam Giang là một đặc trưng của tỉnh, có tiềm năng to lớn về hải sản, hơn 500 loài cá trong đó 30 - 40 loài có giá trị kinh tế cao, năng suất khai thác bình quân gần 40.000 tấn/năm. Chia sẻ với Báo điện tử Chính phủ, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết trong những năm qua, kinh tế biển và đầm phá đang trở thành động lực phát triển của Tỉnh, tạo diện mạo mới cho toàn vùng, góp phần khai thác lợi thế phát triển du lịch và thủy sản, giải quyết tình trạng chia cắt, cô lập trong mùa mưa bão, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo ông Phan Quý Phương, xác định tầm quan trọng của biển đối với phát triển của Tỉnh, thời gian qua, Thừa Thiên Huế đã chú trọng phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển và khu vực ven biển. Theo đó, hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, đặc biệt khởi công xây dựng công trình tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa biển Thuận An. Bước đầu phát triển công nghiệp ở khu vực ven biển, đầm phá Phú Đa, Phú Lộc, Phong Điền; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đánh bắt thủy sản, chế biến thủy sản; các dự án năng lượng tái tạo đã được cấp phép và nghiên cứu ở khu vực Phong Điền, Phú Lộc. Du lịch đầm phá và ven biển ngày càng phát triển, dần thành ngành kinh tế chủ lực. Nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đánh bắt hải sản, … tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện. Thừa Thiên Huế định hướng phát triển kinh tế biển và đầm phá trên cơ sở tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học Tập trung mọi nguồn lực phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển,  Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới là phát triển kinh tế biển và đầm phá trên cơ sở tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái kết hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ biển, năng lượng tái tạo; gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia, hình thành hệ thống khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Với những mục tiêu và định hướng đó, ông Phan Quý Phương khẳng định, Tỉnh tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau để xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đó là đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế gắn với phát triển kinh tế biển. Xây dựng các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết liên quan đến phát triển vùng biển và ven biển cùng kế hoạch triển khai chi tiết, với sự tham gia của các cấp, các ngành và vận động sự chung sức, đồng lòng của người dân và doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Triển khai thực hiện Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 và Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. "Để phát triển Thừa Thiên Huế lên tầm cao mới, Tỉnh sẽ tập trung cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, du lịch là mũi nhọn; dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, cảng biển, logistics, đào tạo nguồn nhân lực là nòng cốt; công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao là bứt phá; kinh tế biển là thiết yếu", ông Phan Quý Phương nói. Bên cạnh đó, phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và đô thị đồng bộ, hiện đại và thông minh. Trong đó, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trọng điểm: hoàn thành đầu tư tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa biển Thuận An; nâng cấp công suất cảng hàng không quốc tế Phú Bài; nâng cấp cảng nước sâu Chân Mây thành cảng Container, cảng du lịch (đầu tư bến số 4, 5, 6, 7, 8) và cảng Phong Điền, khu neo đậu trú bão khu vực Thuận An... Cổng Thông tin điện tử Chính phủ www.baochinhphu.vn

  • http://chanmayport.com.vn//media/images/chanmay/tintuc/tinnoibat/2022/LeLaperouse/Le-Laperouse-thumb.jpg Du Thuyền 5 sao Le Lapérouse cập Cảng Chân Mây, tín hiệu tốt phục hồi ngành du lịch Việt Nam

    Sáng ngày 10/10, cảng Chân Mây đón chuyến tàu du lịch 5 sao Le Lapérouse, đây là chuyến tàu du lịch biển quốc tế đầu tiên đến với cảng sau hơn 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19. Chuyến tàu hạng sang Le Lapérouse mang quốc tịch Wallis & Futuna của hãng tàu nổi tiếng Ponant chở hơn 200 du khách quốc tế, chủ yếu từ thị trường Âu Mỹ với chương trình khám phá bờ biển và các địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Dự kiến con tàu sẽ quay trở lại Cảng Chân Mây vào các ngày 17 và 30 tháng 10 và ngày 5 tháng 11. Du khách sau khi cập cảng Chân Mây sẽ trải nghiệm tham quan các địa điểm di tích lịch sử thuộc quần thể di tích Cố đô Huế và thưởng thức ẩm thực cung đình là nét đặc trưng của vùng đất Cố đô. Le Lapérouse là con tàu dẫn đầu của lớp tàu du lịch Ponant Explorers (gồm 6 thành viên) do hãng tàu Ponant điều hành. Đây là con tàu thân thiện với môi trường được trang bị hiện đại với phòng chờ được thiết kế mở rộng ra bên ngoài và dịch vụ 5 sao. Điểm nhấn của tàu là một phòng chờ đa tầng dưới nước có tên là The Blue Eye. Kích thước vừa phải của con tàu mang đến cảm giác gần gũi và trải nghiệm du thuyền độc đáo. Chương trình khám phá bờ biển và các địa danh nổi tiếng của Việt Nam kéo dài từ 8-11 ngày với tàu du lịch biển Le Lapérouse là hành trình mới tại khu vực châu Á, được hãng Ponant chào bán trên website với giá khởi điểm từ 4.240 Euro (gần 100 triệu đồng). Tàu du lịch quốc tế cập cảng là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự hồi sinh của ngành du lịch Việt Nam sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Thừa Thiên Huế: Xúc tiến đầu tư các hãng tàu container cảng Chân Mây (08/10/2022)

Tỉnh Thừa Thiên Huế thí điểm hỗ trợ tàu container ra, vào cảng biển (14/09/2022)

Cảng Chân Mây đón chuyến tàu container quốc tế đầu tiên (09/09/2022)

Tin hàng hải nội địa và Quốc tếXem thêm

  • /media/images/chanmay/tintuc/tinnoibo/2020/LogoCuc.png Thư ngỏ nhân Ngày Hàng hải thế giới năm 2020

  • Thu_muc_he_thong/_Nam_2020/_Thang_04/202004162-0.jpg Dịch Covid-19: Điều chỉnh giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải

    Ngày 14/4, tại trụ sở Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang, Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang tham gia họp trực tuyến về điều chỉnh giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải biển trong thời gian dịch bệnh Covid-19. Lãnh đạo Cục Hàng hải VN và các đại biểu tham dự cuộc họp Tham dự họp, có đại diện lãnh đạo các Hiệp hội: Hoa tiêu hàng hải Việt Nam, Chủ tàu Việt Nam, Chủ tàu địa phương (Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa và An Lư - Hải Phòng) và các Công ty Hoa tiêu hàng hải thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc (Hoa tiêu II, Hoa tiêu III, Hoa tiêu IV, Hoa tiêu VI); Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam (Hoa tiêu I, Hoa tiêu V, Hoa tiêu VII, Hoa tiêu VIII, Hoa tiêu IX); Công ty TNHH Hoa tiêu hàng hải TKV (thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam); Công ty CP Dịch vụ và vận tải biển Vũng Tàu; Công ty Hoa tiêu Tân Cảng (thuộc Tổng công ty Tân cảng). Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải tiếp tục chủ động, quán triệt tinh thần chỉ đạo hành động và quyết liệt triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đề ra tại các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.“Trong thời gian qua, bên cạnh các giải pháp đã được Chính phủ, các Bộ, ngành triển khai thực hiện, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thuyền viên hoạt động trong lĩnh vực hàng hải” - Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang thông tin. Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến Nhằm chia sẻ khó khăn và kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải biển trong thời gian dịch Covid-19, tại cuộc họp, trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Hiệp hội và doanh nghiệp hoa tiêu đã thảo luận, thống nhất áp dụng một số giải pháp nhằm tiết giảm chi phí và điều chỉnh giảm giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.Theo đó, giảm giá dịch vụ hoa tiêu đến mức tối thiểu cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa (bao gồm cả tàu thuyền và phương tiện VR-SB) theo quy định tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT ngày 14/11/2018 của Bộ GTV về việc ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam (giảm 10% so với mức giá đang áp dụng hiện nay) trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày 01/5/2020./. Trước ngày 01/01/2017, phí hoa tiêu hàng hải được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh về phí và lệ phí. Mức phí được quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTC ngày 05/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải. Từ ngày 01/01/2017, dịch vụ hoa tiêu được điều chỉnh từ cơ chế phí sang cơ chế giá do Nhà nước định giá. Mức giá được quy định tại Quyết định số 3946/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2016 của Bộ GTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu và dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo tại cảng biển Việt Nam; sau đó quy định tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT. Kể từ khi áp dụng cơ chế giá, các Công ty Hoa tiêu hàng hải đều áp dụng mức tối đa giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải quy định tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa. Mức giá này vẫn giữ ổn định từ năm 2017 đến nay.  Ngọc Hân

  • /media/images/chanmay/tintuc/tthhnoidiaqt/vpa2018_thumb.jpg Hội nghị thường niên Hiệp hội cảng biển Việt Nam năm 2018

    Ngày 20/9/2018 tại Tp Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra Hội nghị thường niên Hiệp hội cảng biển Việt Nam năm 2018. Tham dự Hội nghị, có đại diện lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, đông đảo các thành viên Hiệp Hội – là các cảng biển đến từ khắp các vùng miền trên cả nước, các vị khách mời và các Nhà tài trợ - là các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ, thiết bị cảng biển. Về phía Cục Hàng hải Việt Nam có Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu và đại diện phòng Kế hoạch đầu tư, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang cùng tham dự Hội nghị.  Hội nghị Hiệp hội cảng biển thường niên là hoạt động quan trọng nhất trong năm của Hiệp hội để tăng cường sự gắn kết của các thành viên Hiệp Hội cảng biển; tổng kết, đánh giá những hoạt động của Hiệp Hội sau một năm công tác và tổng hợp đề xuất, kiến nghị đến các cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề nhằm tạo thuận lợi cho các cảng biển hoạt động và phát triển. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu đánh giá cao vai trò và những đóng góp rất tích cực của Hiệp Hội trong thời gian qua trong việc tham gia, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện những chính sách đối với phát triển cảng biển nước nhà nói riêng, ngành hàng hải Việt Nam nói chung, đặc biệt trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Bộ luật. Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu cũng thống nhất với báo cáo của ban chấp hành Hiệp Hội khóa VIII và ghi nhận các nội dung kiến nghị của Hiệp hội liên quan đến các nhóm vấn đề (1) Quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển và các dịch vụ liên quan; (2) Mô hình quản lý cảng biển; (3) Phí, giá dịch vụ hàng hải, cảng biển; (4) Thủ tục hành chính tại cảng biển. Phó Cục trưởng Bùi Thiên Thu nhấn mạnh: “Cục Hàng hải Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện để Hiệp hội Cảng biển Việt Nam phát huy vai trò, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành Hàng hải, đồng thời Cục Hàng hải Việt Nam cũng mong muốn Hiệp hội có những hành động cụ thể, thiết thực hơn nữa trong việc giải quyết những vấn đề bức thiết của ngành hàng hải đang được xã hội quan tâm như vấn đề cạnh tranh khai thác, giá dịch vụ cảng biển…”   Theo http://vinamarine.gov.vn

Giải pháp để thu hút đưa khách du lịch tàu biển đến Huế (27/07/2018)

Liên kết phát triển các cảng biển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (08/06/2018)

Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (02/03/2017)

Tin tức nội bộXem thêm

  • http://chanmayport.com.vn//media/images/chanmay/tintuc/tinnoibat/2023/qtpn-8_3-01.jpg Hoạt động chào mừng kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023)

    Trong không khí phấn khởi kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023), Công đoàn Công ty Cảng Chân Mây đã tổ chức các hoạt động thiết thực cho cán bộ, công nhân viên lao động nữ của đơn vị. Bên cạnh việc phát động, khuyến khích cán bộ, công nhân viên lao động nữ mặc đồng loạt áo dài vào ngày 8/3 nhằm hưởng ứng “Tuần lễ áo dài’’ năm 2023 để gìn giữ phát huy di sản văn hóa Việt Nam, BCH Công đoàn còn tổ chức các hoạt động Teambuilding vui chơi ngoài trời mang tính tập thể, đoàn kết như kéo co; nhảy bao bố; chuyền chanh đã được các chị em tham gia sôi nổi và hào hứng. Đồng hành xuyên suốt chương trình để hỗ trợ, cổ vũ cho các đội chơi là sự hiện diện của đ/c Lê Chí Phai - Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Công đoàn; đ/c Hồ Hữu Khoa - Bí thư Đoàn Thanh niên và một số đoàn viên thanh niên trong công ty. Đây là một sân chơi rất bổ ích để chị em phụ nữ Cảng Chân Mây rèn luyện sức khỏe, độ nhạy bén cũng như thắt chặt truyền thống đoàn kết, sự sẻ chia. Cuối chương trình là buổi tiệc giao lưu ấm áp của hơn 50 nữ cán bộ, công nhân viên lao động cùng các đồng chí trong Ban Lãnh đạo công ty đã trao tặng những lẵng hoa tươi thắm với những lời chúc đầy ý nghĩa, ấm áp. Chuỗi hoạt động này là sự động viên khích lệ lớn lao tạo thêm niềm tin và sức mạnh cho tất cả cán bộ, công nhân viên lao động nữ cảng Chân Mây phấn đấu cống hiến hết mình cho công việc cũng như chăm lo gia đình. Đồng chí Dương Bá Hòa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Đồng chí Huỳnh Văn Toàn - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Trước đó vào ngày 3-4/3/2023 tại Hà Nội, buổi Lễ mít tinh Kỷ niệm 113 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Tổng kết công tác nữ công 5 năm (2017 - 2022); Hưởng ứng phong trào Hội thi “Duyên dáng Phụ nữ SBIC năm 2023” tại Ba Vì do Công đoàn Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy tổ chức, đ/c Hoàng Thị Như Quỳnh là gương mặt đại diện đơn vị tham gia hội thi với các nội dung như trình diễn trang phục áo dài, trang phục tự chọn, kỹ năng ứng xử... và đã đạt thành tích giải nhì. Đ/c Lê Thị Ni Na, Trưởng ban nữ công được Công đoàn Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy trao giấy khen đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Đ/c Hoàng Thị Như Quỳnh đạt giải nhì trong Hội thi “Duyên dáng Phụ nữ SBIC” năm 2023

  • /media/images/chanmay/tintuc/tinnoibo/2020/20102020-thumb.jpg Tọa đàm kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10

    Hòa chung không khí phấn khởi và tự hào của phụ nữ cả nước, chiều ngày 20/10/2020, tại Hội trường Cảng Chân Mây đã tổ chức buổi tọa đàm nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020). Tham dự buổi tọa đàm có đồng chí Trần Văn Phong - UVTV Đảng ủy, Q. Tổng giám đốc; đồng chí Lê Chí Phai - Chủ tịch Công đoàn; các đồng chí trong Ban điều hành; Trưởng, phó các bộ phận và toàn thể nữ CBCNV Cảng Chân Mây tham dự. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống ý nghĩa lịch sử kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10/1930 - 20/10/2020. Đồng chí Trần Văn Phong - UVTV Đảng ủy, Q. Tổng giám đốc phát biểu chúc mừng Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xứng đáng với tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi mới đất nước thì giờ đây chị em cùng nhau luyện rèn xứng đáng với 4 phẩm chất “Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang”. Phụ nữ Cảng Chân Mây với số lượng 48 CBCNV nữ chiếm 16.84% trong tổng số 285 CBCNV toàn Công ty, độ tuổi trung bình là 36 tuổi, đây là độ tuổi vàng của thế hệ phụ nữ trưởng thành, toàn vẹn về mọi phương diện. Đội ngũ nữ cán bộ, công chức và người lao động tuy công tác trên các lĩnh vực khác nhau nhưng đều phát huy tốt khả năng của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị. Đứng trước một năm 2020 đầy những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thiên tai bão lụt hoành hành làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung. Đứng trước những khó khăn đó, được sự quan tâm của Lãnh đạo công ty, BCH Công đoàn, chị em phụ nữ Cảng Chân Mây cũng đang phấn đấu, nỗ lực hết mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ngoài công tác chuyên môn, Ban nữ công cũng đã vận động các chị em tham gia tốt các phong trào thi đua như: Phong trào hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Tham gia hiến máu nhân đạo, có một số chị em đã nhiều năm liên tục nhiệt tình tham gia hoạt động này; Cùng với công đoàn luôn quan tâm thăm hỏi kịp thời các trường hợp cán bộ công nhân viên nói chung và chị em nữ nói riêng khi ốm đau, thai sản; Tham gia lớp học Tiếng anh giao tiếp chuyên ngành; Phối hợp cùng với Ban Chấp hành Công đoàn luôn quan tâm chăm lo đến công tác phát triển Đảng viên nữ,… Tại buổi tạo đàm, các chị em cũng đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về vai trò của người phụ nữ trong gia đình hiện đại; tham gia các phong trào thi đua yêu nước;... Lãnh đạo đơn vị tặng hoa chúc mừng chị em phụ nữ nhân ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí trang trọng và thân tình đã mang lại nhiều niềm vui, những ấn tượng tốt đẹp đối với các chị em phụ nữ trong công ty.

  • /media/images/chanmay/tintuc/tinnoibo/2020/be-giang2020-thumb.jpg Bế giảng khóa học tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành cảng biển

    Vào lúc 14h00 ngày 19/6/2020, tại Hội trường Cảng Chân Mây đã diễn ra Lễ bế giảng lớp tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành cảng biển cho cán bộ, công nhân viên công ty. Tham dự buổi bế giảng, về phía Cảng Chân Mây có ông Dương Bá Hòa - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT; ông Trần Văn Phong - Thành viên HĐQT kiêm Quyền Tổng giám đốc, các Thành viên HĐQT, Ban Điều hành, BCH Công đoàn Công ty cùng 37 cán bộ công nhân viên đã hoàn thành khóa đào tạo. Về phía Trung tâm Anh ngữ Quốc tế - IEC có Cô Huỳnh Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc cùng các thầy, cô của Trung tâm tham dự. Với mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên đáp ứng yêu cầu cho chiến lược phát triển Cảng Chân Mây giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030, Công ty cổ phần Cảng Chân Mây đã phối hợp với Trung tâm Anh ngữ Quốc tế - IEC, thành phố Đà Nẵng tổ chức Khóa học Tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành Cảng biển cho 37 học viên là CBCNV của Cảng Chân Mây. Hy vọng sau khi kết thúc khóa đào tạo này, với những kiến thức đã được trang bị một cách có hệ thống và được tích lũy trong quá trình học tập, các CBCNV sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty. Nhân dịp này, Lãnh đạo công ty cũng đề nghị Công đoàn Công ty tiếp tục mở các lớp tiếp theo, tạo điều kiện thuận lợi cho CBCNV được theo học.

Đại hội các Chi bộ thuốc Đảng bộ Công ty cổ phần Cảng Chân Mây tại Đại hội lần thứ III, Nhiệm kỳ 2020-2022 (24/02/2020)

Cảng Chân Mây tổ chức Khóa học tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành cảng biển cho cán bộ, công nhân viên (19/11/2019)

Phụ nữ Cảng Chân Mây hưởng ứng phong trào Doanh nghiệp Xanh - Sạch - Sáng (21/10/2019)

Quảng cáo
Video Xem thêm